Nguyễn Minh Khôi
Nguyễn Minh Khôi
Web Developer IT Business Analysis Marketing Executive
Nguyễn Minh Khôi

Hack là gì? Hacker là ai? Tầm ảnh hưởng có họ và cách an toàn trên không gian mạng

Nhắc đến hacker là người ta lại nghĩ đến những kẻ hiểm độc, chuyên sử dụng máy tính đi tìm cách quấy nhiễu, lừa đảo, đánh cắp các thông tin và thậm chí có thể phá hủy nền kinh tế hay khởi động một cả một cuộc chiến tranh. Tuy nhiên không hẳn hacker nào cũng xấu, mặt trái lại của Hacker là những người am hiểu sâu về lĩnh vực lập trình, quản trị, bảo mật máy tính với nhiệm vụ vì mục đích khác nhau, những loại hacker phổ biến nhất hiện nay.

Để giúp bạn có chiều sâu về tầm nhìn kiến thức, tôi xin giải đáp mọi thắc mắc của bạn dưới bài viết này. Hãy cùng tôi theo dõi nhé!

Tìm hiểu hacker là gì? Vì sao gọi là hacker? 

Hack là việc lợi dụng những lỗ hổng bảo mật để can thiệp vào phần mềm, phần cứng, hệ thống máy tính, mạng máy tính nhằm thay đổi các chức năng vốn có của nó theo ý thích của bản thân. Hacker (còn được gọi là tin tặc) là những người hiểu rõ hoạt động của hệ thống máy tính, mạng máy tính, có thể viết hay chỉnh sửa phần mềm, phần cứng máy tính với một mục đích nhất định. Đặc biệt hacker chính là những người sử dụng khả năng công nghệ thông tin của mình để tìm ra lỗ hổng bảo mật của các tổ chức và can thiệp trái phép vào hệ thống máy tính cũng như mạng Internet hoặc phần mềm, phần cứng của họ rồi thực hiện những thay đổi theo ý mình.

hacker
Có nhiều phân loại giới hacker

 

Các loại hacker phổ biến hiện nay:

1. Script Kiddie:

Script Kiddie được dùng để chỉ những người không có trình độ chuyên môn nhưng biết cách sử dụng những đoạn mã có sẵn của người khác đã tạo ra hoặc dùng phần mềm khai thác đã có sẵn để hack. Hiểu theo nghĩa đen, Script Kiddie là những người trẻ trâu. Những người này độ hiểu biết về bảo mật, hệ thống mạng, máy tính chưa sâu nhưng lại rất thích “nổ” (đánh bóng tôn tuổi) của mình cao hơn so với người khác, để hạ bệ người khác. Bạn có thể thấy loại hacker Script Kiddie này trên các mạng xã hội.

2. Hacker mũ xám:

Như một người đứng giữa, Gray hat Hacker có thể vừa là Hacker mũ đen, vừa là hacker mũ trắng. Hacker mũ xám sẽ không ăn cắp thông tin dữ liệu cá nhân hoặc của một tổ chức nào đó, mục đích của họ có thể chỉ để cho vui. Nhưng đôi khi, họ có thể trở thành tội phạm từ những việc làm trái pháp luật. Điểm đặc biệt là gray hat hacker không cần xin phép để truy cập vào hệ thống như hacker mũ trắng, có thể là họ đang tò mò hoặc chỉ muốn học hỏi thêm những kỹ năng mới trong việc Hacking.

3. Hacker mũ trắng:

White hat hay Hacker mũ trắng còn được gọi là Hacker có đạo đức. Hacker mũ trắng là những người tốt, họ thường xâm nhập vào một hệ thống hoặc phần mềm, ứng dụng, website để pentest. Những công ty, doanh nghiệp rất cần Hacker mũ trắng, bởi họ tìm ra những lỗ hổng, những nguy cơ tấn công, họ giúp tài nguyên của các tổ chức được bảo mật. White hat hầu hết đều có bằng đại học về CNTT hoặc an toàn thông tin, khoa học máy tính, đặc biệt họ có những chứng chỉ IT quan trọng. Đặc biệt hơn, họ đường thưởng tiền rất nhiều (tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của lỗ hổng).

CÔNG TY TNHH TM VÀ DV CÔNG NGHỆ TLT
White hat luôn là những kẻ làm nguy hiểm tới cộng đồng và có số lượng nhiều đáng kể.

4. Hacker mũ đen:

Hacker mũ đen hay còn được gọi là những Crackers (những kẻ bẻ khóa). Hacker mũ đen thường truy cập trái phép vào các hệ thống như website, mạng nội bộ, các thiết bị, ứng dụng.. để có thể làm bất kỳ những gì họ muốn khi đã xâm nhập thành công. Ngoài ra, tin tặc có thể crack game để bẻ khóa bản quyền, hỗ trợ miễn phí cho người chơi. Hacker mũ đen luôn làm những việc bất hợp phát với mục đích xấu như nghe lén, ăn trộm đánh cắp thông tin dữ liệu; tống tiền; gây hại cho các ngân hàng, doanh nghiệp, nhà nước. 

5. Hacker mũ xanh:

Hacker mũ xanh thường là những người đi tìm lỗi, lỗ hổng bảo mật hoặc nguy cơ tấn công trước khi sản phẩm công nghệ được ra mắt. Nếu green hat hacker phát hiện có lỗ hổng, họ sẽ cố gắng vá nó lại. Trong các sự kiện hội thảo lớn về bảo mật, an ninh mạng, bạn thường thấy Hacker mũ xanh xuất hiện.

6. Hacker mũ đỏ:

Hacker mũ đỏ là những người tuyệt vời trong thế giới Hack. Giống như những hacker mũ trắng, họ sẽ tìm cách ngăn chặn hacker mũ đen. Thay vì báo cáo hacker nguy hiểm, họ sẽ tắt máy tính đi bằng cách tải lên một tệp/ file virus, sau đó truy cập vào máy tính của mình để  tiêu diệt mã độc từ bên trong.

7.Tân binh:

Neophyte hay còn gọi là tân binh (lính mới, newbie) là những người mới bắt đầu tìm hiểu về hacking. Tân binh thường không có kiến thức hay kỹ năng, kinh nghiệm nhiều về bảo mật.

hacker

Các hình thức tấn công mạng phổ biến bởi các hacker

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sự phát triển luôn đi kèm với rủi ro. Bên cạnh những tiến bộ vượt bậc của công nghệ Điện Toán Đám Mây, Big Data, AI,… là những vụ tấn công mạng xuất hiện thường xuyên hơn, gây hậu quả nặng nề cho người dùng internet. Tuy vậy, chưa nhiều người hiểu rõ được các khái niệm trong An toàn thông tin như: Tấn công mạng là gì? Cyber attack là gì? Hacker là ai? 

Làm sao để sử dụng internet an toàn, chống lại các cuộc tấn công? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức xoay quanh vấn đề này!

1.Tấn công bằng phần mềm độc hại (Malware attack)

Tấn công malware là hình thức phổ biến nhất. Malware bao gồm spyware (phần mềm gián điệp), ransomware (mã độc tống tiền), virus và worm (phần mềm độc hại có khả năng lây lan nhanh). Thông thường, tin tặc sẽ tấn công người dùng thông qua các lỗ hổng bảo mật, cũng có thể là dụ dỗ người dùng click vào một đường link hoặc email (phishing) để phần mềm độc hại tự động cài đặt vào máy tính. Một khi được cài đặt thành công, malware sẽ gây ra:

  • Ngăn cản người dùng truy cập vào một file hoặc folder quan trọng (ransomware)
  • Cài đặt thêm những phần mềm độc hại khác
  • Lén lút theo dõi người dùng và đánh cắp dữ liệu (spyware)
  • Làm hư hại phần mềm, phần cứng, làm gián đoạn hệ thống.

2.Tấn công giả mạo (Phishing attack)

Phishing là hình thức giả mạo thành một đơn vị/cá nhân uy tín để chiếm lòng tin của người dùng, thông thường qua email. Mục đích của tấn công Phishing thường là đánh cắp dữ liệu nhạy cảm như thông tin thẻ tín dụng, mật khẩu, đôi khi phishing là một hình thức để lừa người dùng cài đặt malware vào thiết bị (khi đó, phishing là một công đoạn trong cuộc tấn công malware).

3.Tấn công trung gian (Man-in-the-middle attack)

Tấn công trung gian (MitM), hay tấn công nghe lén, xảy ra khi kẻ tấn công xâm nhập vào một giao dịch/sự giao tiếp giữa 2 đối tượng. Khi đã chen vào giữa thành công, chúng có thể đánh cắp dữ liệu của giao dịch đó.

Loại hình này xảy ra khi:

  • Nạn nhân truy cập vào một mạng Wifi công cộng không an toàn, kẻ tấn công có thể “chen vào giữa” thiết bị của nạn nhân và mạng Wifi đó. Vô tình, những thông tin nạn nhân gửi đi sẽ rơi vào tay kẻ tấn công.
  • Khi phần mềm độc hại được cài đặt thành công vào thiết bị, một kẻ tấn công có thể dễ dàng xem và điều chỉnh dữ liệu của nạn nhân.

4.Các loại khác

Ngoài ra, còn rất nhiều hình thức tấn công mạng khác như: Tấn công chuỗi cung ứng, Tấn công Email, Tấn công vào con người, Tấn công nội bộ tổ chức, v.v. Mỗi hình thức tấn công đều có những đặc tính riêng, và chúng ngày càng tiến hóa phức tạp, tinh vi đòi hỏi các cá nhân, tổ chức phải liên tục cảnh giác & cập nhật các công nghệ phòng chống mới.

hacker

Giải pháp chống hacker tấn công mạng

1.Đối với cá nhân:

  • Bảo vệ mật khẩu cá nhân bằng cách: đặt mật khẩu phức tạp, bật tính năng bảo mật 2 lớp – xác nhận qua điện thoại,…
  • Hạn chế truy cập vào các điểm wifi công cộng
  • Không sử dụng phần mềm bẻ khóa (crack)
  • Luôn cập nhật phần mềm, hệ điều hành lên phiên bản mới nhất.
  • Cẩn trọng khi duyệt email, kiểm tra kỹ tên người gửi để phòng tránh lừa đảo.
  • Tuyệt đối không tải các file hoặc nhấp vào đường link không rõ nguồn gốc.
  • Hạn chế sử dụng các thiết bị ngoại vi (USB, ổ cứng) dùng chung.
  • Sử dụng một phần mềm diệt Virus uy tín.

2. Đối với tổ chức, doanh nghiệp:

  • Xây dựng một chính sách bảo mật với các điều khoản rõ ràng, minh bạch.
  • Lựa chọn các phần mềm, đối tác một cách kỹ càng. Ưu tiên những bên có cam kết bảo mật và cam kết cập nhật bảo mật thường xuyên.
  • Tuyệt đối không sử dụng các phần mềm crack.
  • Luôn cập nhật phần mềm, firmware lên phiên bản mới nhất..
  • Sử dụng các dịch vụ đám mây uy tín cho mục đích lưu trữ.
  • Đánh giá bảo mật & Xây dựng một chiến lược an ninh mạng tổng thể cho doanh nghiệp, bao gồm các thành phần: bảo mật website, bảo mật hệ thống máy chủ, mạng nội bộ, hệ thống quan hệ khách hàng (CRM), bảo mật IoT, bảo mật hệ thống CNTT – vận hành…
  • Tổ chức các buổi đào tạo, training kiến thức sử dụng internet an toàn cho nhân viên.

Trên đây là những thông tin cần biết về nghề nghiệp hacker, bao gồm khái niệm “hacker là gì?” và các kiểu hacker thường gặp. Đừng bỏ lỡ bài viết này nếu bạn muốn phòng tránh các hacker xấu nhé! 

Để lại bình luận